Tên dự án:      

 

BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT MỘT SỐ MÂU THUẪN CƠ BẢN

CỦA HỌC SINH THCS

MỤC LỤC

STT

NỘI DUNG

TRANG

I

Lời cảm ơn

 

II

Tóm tắt nội dung dự án

 

1

Lí do nghiên cứu

 

2

Ý tưởng nghiên cứu

 

3

Câu hỏi nghiên cứu

 

4

Đối tượng nghiên cứu

 

5

Lợi ích đề tài mang lại

 

6

Công việc chính đã thực hiện

 

III

Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 

1

Giới thiệu

 

2

Thực trạng mâu thuẫn của học sinh THCS

 

3

Một số biện pháp giải quyết mâu thuẫn cơ bản của học sinh THCS

 

IV

Vấn đề nghiên cứu, Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu

 

1

Vấn đề nghiên cứu

 

2

Giả thuyết khoa học

 

3

Mục đích nghiên cứu

 

V

Phương pháp nghiên cứu

 

VI

Kế hoạch nghiên cứu

 

VII

Số liệu, kết quả nghiên cứu

 

VIII

Phân tích số liệu, kết quả và thảo luận

 

XIX

Kêt luận

 

 

II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

1. Lý do nghiên cứu

              Hiện nay hiện tượng bạo lực học đường, bạo lực trong gia đình mà đối tượng là các em nhỏ, các em trong độ tuổi đi học là vấn đề nóng bỏng, bức xúc trong xã hội. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên tiếp đưa tin về các vụ học sinh đánh nhau trong các nhà trường, việc thầy cô bạo hành đối với học sinh, cha mẹ bạo hành con cái. Những sự việc như vậy tác động rất nhiều đến tâm, sinh lí trẻ em, thậm chí còn để lại hậu quả nghiêm trọng.

              Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời đã đưa ra những nhóm quyền cơ bản của trẻ em, được quốc tế thừa nhận. Năm 1990, Việt Nam đã kí và phê chuẩn công ước, đảm bảo các quyền cơ bản cho trẻ em. Trẻ em là ưu tiên số một của toàn xã hội. Tuy vậy, hiện tượng đau lòng trên vẫn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân và làm như thế nào để giảm thiểu nguyên nhân ấy để các em nhỏ thực sự được hưởng trọn vẹn quyền lợi của mình?

Là những học sinh THCS, là người trong cuộc , trải nghiệm cuộc sống của chính mình và của bạn bè, chúng em hiểu các nguy cơ dẫn đến bạo lực ấy bắt đầu từ những mâu thuẫn: mâu thuẫn với bạn bè, với thầy cô, với gia đình. Làm thế nào để những mâu thuẫn ấy không xảy ra, và khi xảy ra thì nên giải quyết như thế nào để mâu thuẫn được giải quyết và không còn xảy ra xung đột và bạo lực? Để quyền trẻ em của chúng em được thực hiện một cách đầy đủ nhất. Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng em đã cùng nhau nghiên cứu đề tài: Biện pháp giải quyết một số mâu thuẫn cơ bản của học sinh THCS. Bước đầu chúng em đã thấy được một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mâu thuẫn và đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp để góp phần giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả nhất.

2. Ý tưởng nghiên cứu

 Từ năm học 2016-2017, chúng em là học sinh lớp 6, sau bài học về Quyền trẻ em trong môn GDCD 6 chúng em biết được năm 1989, Liên Hợp quốc đã ra công ước bảo vệ quyền trẻ em, hiểu được những quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng. Trong thực tế cuộc sống chúng em nhận thấy hầu hết các quyền cơ bản chúng em đã được đáp ứng. Nhưng trong những mối quan hệ hàng ngày với gia đình, thầy cô, bạn bè, chúng em luôn gặp phải những tình huống gây ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn không được giải quyết hoặc giải quyết không tốt trở thành xung đột dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình. Từ thực tế đó, trong suốt nhiều năm chúng em luôn băn khoăn với câu hỏi: Làm thế nào để những mâu thuẫn đó không xảy ra? Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn mà không có bạo lực? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, từ đầu năm học 2019-2020, chúng em được sự hướng dẫn của các thầy cô trong tổ Khoa học xã hội đã cùng nhau thực hiện dự án nghiên cứu: Biện pháp giải quyết một số mâu thuẫn cơ bản của học sinh trung THCS.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ hệ thống câu hỏi:

- Học sinh THCS có những mâu thuẫn cơ bản nào?

     - Nguyên nhân nào dẫn đến những mâu thuẫn ấy?

     - Hậu quả mà những mâu thuẫn gây ra?

     - Biện pháp giải quyết những mâu thuẫn cơ bản ấy là gì?

4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu

- Học sinh THCS tại 3 trường THCS thuộc địa bàn huyện Kim Động:

+ THCS Hiệp Cường

+ THCS thị trấn Lương Bằng

+ THCS Ngọc Thanh

- Nghiên cứu về các mâu thuẫn cơ bản của học sinh THCS, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết những mâu thuẫn ấy.

5. Lợi ích đề tài mang lại

6. Công việc chính đã thực hiện

Kết  quả đạt được:

- Mâu thuẫn trong học sinh ở các trường nghiên cứu giảm hẳn, những mâu thuẫn xảy ra được giải quyết hợp lí.

- Trong sổ theo dõi của giáo viên chủ nhiệm còn ít hoặc không còn những mâu thuẫn có nguy cơ dẫn đến bạo lực. Học sinh cảm thấy thực sự vui vẻ, tự tin khi đến trường.

- Phụ huynh học sinh cũng nhận thấy con em mình gần gũi có ý thức hơn

- Học sinh cũng tự giác học tập, rèn luyện và mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm của mình với cha mẹ, thầy cô.

Mối quan hệ giữa các bạn học sinh, giữa học sinh với thầy cô, giữa học sinh với phụ huynh ngày càng tốt đẹp, mang lại môi trường sống, học tập tốt hơn cho các bạn.

2.1. Mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh

2.1.1 Nguyên nhân

Ở lứa tuổi học sinh cấp hai, tâm sinh lý của họ đang phát triển nên rất nhạy cảm với mọi vấn đề. Khi ở trường học thì tất cả thời gian đều ở bên bạn bè nên ngoài những cuộc vui đùa, trò chuyện, bàn luận, học tập còn có cả những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này thường bắt nguồn từ những chuyện nhỏ nhặt hay do chính bản thân học sinh. Qua khảo sát điều tra tại 3 trường: THCS Hiệp Cường, THCS Ngọc Thanh và THCS Lương Bằng , sau đây là một số lí do điển hình dẫn đến mâu thuẫn học đường đối với lứa tuổi học sinh cấp hai.

a. Do cái tôi cá nhân (Từ bản thân học sinh) ( 82%)

 b. Do ghen ghét, đố kị ( 71%)

c. Thích thể hiện bản thân( 67%)                                             

d. Do trêu đùa quá đà( 65%)

e.  Do sử dụng mạng xã hội sai mục đích(60%)

g. Do tác động từ yếu tố bên ngoài (52%)

3. Một số biện pháp giải quyết mâu thuẫn cơ bản của học sinh THCS

3. 1. Mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh

a. Biện pháp đã thực hiện để giảm thiểu mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh, trên cơ sở trải nghiệm thực tế, thu thập ý kiến, nguyện vọng của các bạn học sinh, chúng em đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Liên đội trường THCS Hiệp Cường và dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường đã gặt hái được những kết quả nhất định.

Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục nhất là giáo dục kỹ năng sống để chúng em hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của mình, hiểu rõ vì sao học sinh THCS hay nóng giận, dỗi, hờn, hiểu được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn với bạn bè. Từ đó các bạn có ý thức kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình, có kĩ năng xử lí trong các tình huống có thể gây mâu thuẫn

Thứ hai, cung cấp thông tin đầy đủ để các bạn học sinh hiểu thế nào là bạo lực học đường, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của bạo lực. Cung cấp trên nhiều kênh: qua các giờ học ( giáo dục công dân, kĩ năng sống, giờ chào cờ, sinh hoạt lớp), qua tuyên truyền bằng văn bản, tài liệu, kí cam kết...Trên cơ sở nắm bắt, hiểu biết các bạn sẽ có cách phòng, chống bạo lực học đường.

 Thứ ba, tạo sân chơi lành mạnh cho các bạn học sinh trong trường với nhiều loại hình tổ chức khác nhau đáp ứng nhu cầu học tập, giao lưu, kết bạn. Ở trường chúng em có rất nhiều câu lạc bộ được thành lập như câu lạc bộ âm nhạc, hội họa, câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ tiếng Anh,....Đây là sân chơi thu hút được nhiều học sinh trường em tham gia. Qua đó, học sinh được bổ trợ những kĩ năng mềm trong cuộc sống, được học hỏi và quan trọng hơn là bạn bè hiểu nhau hơn, tình cảm thêm gắn kết

Thứ năm, thành lập các trang Web bổ trợ cho việc học tập, tra cứu thông tin, giao lưu kết bạn như việc thành lập trang Web của nhà trường với tên miền: Trường THCS Hiệp Cườn

- Thứ sáu, xây dựng hòm thư góp ý, thành lập tổ tư vấn gồm cô tổng phụ trách, các giáo viên chủ nhiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, giải thích hoặc giúp đỡ hỗ trợ các em.

 

Qua khảo sát, đa số các bạn học sinh trong trường đều tích cực tham gia các hoạt động trên. Họ cảm thấy đó là một sân chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng. Từ đó, giữa các học sinh có những sợi dây liên kết vô hình mà bền chặt. Cũng thông qua các hoạt động trên mà ban  chỉ huy liên đội trường em đã biết được những thông tin phản hồi, kịp thời  can thiệp và giải quyết những mâu thuẫn tiềm tàng trong các mối quan hệ của học sinh. Tình trạng bạo lực học đường không còn xảy ra ở trường THCS Hiệp Cường

3. Hiệu quả- lợi ích của giải pháp

- Với học sinh:

+  Giúp học sinh có thêm tư liệu để nhìn nhận rõ các xung đột trong các mối quan hệ xung quanh mình.

+ Có thái độ và cách ứng xử hợp lí hơn trong những tình huống mâu thuẫn

+ Tự mình điều chỉnh để tạo ra môi trường sống, môi trường học tập tích cực

- Với nhà trường:

- Các giải pháp  mở ra một số cách tiếp cận mới về việc giải quyết các mâu thuẫn của học sinh, giúp cho việc hình thành kĩ năng sống cũng như nắm bắt tâm sinh lí độ tuổi học sinh THCS.

- Cải thiện, giúp mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh thân thiện, cởi mở hơn

- Tạo môi trường học tập tích cực, lành mạnh, không còn bạo lực để với thầy cô và các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui

- Với gia đình học sinh:

         + Tạo không khí vui vẻ, cởi mở, đầm ấm, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau

+ Phụ huynh học sinh hiểu con em mình hơn

- Với xã hội

+ Giảm được bạo lực học đường, bạo lực gia đình, mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

+ Quyền trẻ em được đảm bảo

4. Khả năng áp dụng và nhân rộng giải pháp

- Dự án dễ thực hiện, kinh phí thấp, hiệu quả lâu dài nên khả năng áp dụng cao cho nhiều trường, nhiều xã, nhiều cấp học

5. Hướng phát triển

- Nghiên cứu mở rộng ở hai mảng mâu thuẫn còn lại: giữa học sinh với giáo viên và học sinh với cha mẹ

- Nghiên cứu, áp dụng cho các lứa tuổi khác: tiểu học, THPT

- Triển khai dự án trên phạm vi nhiều trường, nhiều xã để trở thành phong trào lớn.